GIÚP CON GIẢM NGAY NÔN TRỚ
Khoảng 70% trẻ dưới 1 tuổi gặp phải tình trạng nôn trớ khiến cha mẹ lo lắng. Các mẹ hãy thử các cách sau để giúp con giảm nôn trớ và bú tốt hơn
1. CHO CON BÚ ĐÚNG CÁCH
Nếu trẻ bú mẹ, phụ huynh nên cho bú bầu vú bên trái trước (bé mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng phải). Sau đó, chuyển bé sang bú bầu bên phải (lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái).
Cách bú này giúp sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược, ... Nếu cho bé bú bình, bạn cần để đầu núm vú bình sữa luôn đầy sữa, không để bình sữa nằm nghiêng.
Khi cho bú, không nên để bé quấy khóc vì khi khóc, bé có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày nên dễ trào ngược.
Cho bé ngậm sâu vào bầu vú mẹ, không cười đùa với con khi con đang bú. Hãy điều chỉnh lượng sữa chảy nếu sữa xuống quá nhanh để bé không bị sặc.
Khi con đang bú, không dịch chuyển bé, không lắc mạnh vào bé.
2. Giữ chuẩn tư thế khi bé vừa bú/ăn xong
Khi cho bú/ăn xong, nên bế trẻ cao đầu trong 15-20 phút, vỗ lưng cho bé ợ hơi, sau đó đặt nằm nghiêng bên trái và kê gối hơi cao. Mẹ cần vỗ lưng trẻ cho tới khi nghe tiếng ợ lớn. Cách làm này nhằm đẩy không khí trong dạ dày ra ngoài, để tránh việc nôn trớ mạnh.
Khi có tiếng ợ, có thể sẽ có một ít thức ăn trớ ra ngoài nhưng bạn chớ hoảng hốt. Để nghe tiếng ợ lớn, thường phải mất tới 5-15 phút vỗ lưng trẻ. Nhưng lưu ý, mẹ chỉ được vỗ nhẹ.
Không để trẻ bú/ăn nằm sẽ dễ bị sặc, trớ sữa. Nên cho bé bú trong tư thế cao đầu, cũng không được nâng bé lên xuống sau khi bú/ăn. Không để trẻ thay đổi tư thế đột ngột ngay sau khi bú/ăn, không làm trẻ cười lớn.
3. Chia thành nhiều bữa nhỏ
Việc bú/ăn nhiều một lúc sẽ khiến dạ dày trẻ bị căng lên khiến thức ăn dễ trào ra ngoài.
Vì vậy nếu con hay nôn trớ, mẹ càng cần cho bé ăn thành nhiều bữa, không cần ép trẻ phải ăn đúng và đủ lượng chuẩn theo độ tuổi của bé mà các mẹ đã tham khảo. Không ép trẻ ăn thêm khi trẻ đã nhè ra. Nên chia khoảng cách các bữa ăn/bú là khoảng 2 giờ.
Với những thức ăn mới, mẹ càng phải chia nhỏ nhiều lần và nên cho con ăn với lượng tăng dần để thử sự thích ứng của trẻ.
4. Nới lỏng quần áo
Khi mặc quần áo chật hoặc bị quấn tã, bỉm chật, thành bụng và dạ dày của trẻ sẽ bị chèn ép nên dễ dồn nén, đẩy thức ăn ngược lên.
Với các bé hay nôn trớ nên cho con mặc càng thoáng càng tốt. Khi cho bé ăn/bú nên nới lỏng quần áo, nhất là khu vực quanh bụng.
TẠI SAO TRẺ HAY NÔN TRỚ?
Trẻ dưới 3 tháng tuổi thường hay bị nôn trớ, do hệ tiêu hoá của bé chưa hoàn thiện. Khi mới sinh ra, dạ dầy của bé nằm ở tư thế ngang nên chuyện vừa ăn ra lại trớ luôn cũng là chuyện bình thường.
Nôn trớ có thể tự giảm khi bé lớn hơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bé vẫn hay bị nôn trớ cho đến khi tận 5 tuổi.
Một số bé nôn trớ cũng có thể do bé bị dự ứng với các loại sữa bột công thức. Thực tế, bé nào bú sữa mẹ thì ít bị nôn trớ hơn. Bé có thể nôn trớ do sinh non, cơ thể yếu, mắc các bệnh về đường tiêu hoá. Khi bé khó chịu, ốm sốt thì tình trạng nôn trớ càng hay xảy ra hơn.
Ngoài ra, nếu mẹ cáu giận, stress, bực dọc trong lúc cho trẻ bú hoặc khi chăm sóc trẻ, trẻ cũng bị trạng thái tâm lý căng thẳng và dễ bị nôn trớ.
II. CÁCH GIÚP TRẺ GIẢI ĐỜM
Khi con có biểu hiện ho có đờm, mẹ cần cho con uống nhiều nước. Trẻ bú mẹ bình thường dưới 6 tháng không cần uống nước, nhưng khi con ho có đờm, dù bú mẹ hoàn toàn cũng nên co con uống thêm nước (cho vào bình sữa cho con mút hay đút muỗng), hoặc các loại nước trái cây.
- Đây là biện pháp làm loãng đàm rất hiệu quả. Nước còn làm dịu cơn rát họng, giúp trẻ giảm ho. Mẹ thường xuyên vỗ lưng cho bé sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, giúp đờm trong phế quản long và dễ thải ra.
Cách vỗ: cho con nằm nghiêng, mẹ chụm 5 ngón tay hơi cong thành nửa vòng tức là nắm tay hờ, vỗ nhẹ vào lưng trẻ (sức vỗ không quá mạnh, vỗ lần lượt từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, nằm nghiêng sang phải vỗ lưng bên trái, nằm nghiêng sang trái vỗ lưu bên phải, hai bên thay nhau).
Mỗi lần vỗ độ vài phút, ngày 2-3 lần.
Khi mẹ nhìn thấy đờm trong họng con thì lấy khăn sữa sạch bọc vào đầu ngón tay móc nhẹ đờm ra cho con.