Tin tức
Sản phẩm nổi bật

Thông tin tổng hợp về Kem chống nắng

2/16/2017 11:06:10 AM

Kem chống nắng có 2 loại: chống nắng vật lý và chống nắng hóa học. Chỉ số SPF, thời gian chống nắng, các loại kem chống nắng cho da dầu. da khô,...

Kem chống nắng là sản phẩm có chứa tác nhân bảo vệ da, chống lại ảnh hưởng của các tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời, được thể hiện bằng chỉ số SPF (Sun Protection Factor) hoặc IP (Indice de Protection). Chỉ số này xác định khả năng ngăn chặn tia tử ngoại (còn gọi là tia cực tím hay tia UV).

Kem chống nắng được chia làm 2 loại : sunblock và sunscreen

Sunblock (chống nắng vật lý): bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB trên cơ chế phản xạ, khuếch tán, giống như một bức tường ngăn tia UV tác động đến da.

Sunblock không chứa những hóa chất mạnh như sunscreen nên là lựa chọn an toàn nhất cho trẻ em và những người có làn da nhạy cảm. Không may là có nhiều loại kem chống nắng ghi là “sunblock” trong khi thực tế chỉ là sunscreen

Để đảm bảo khi mua sunblock, các chị hãy xem kỹ trong thành phần có chứa titanium dioxide hoặc zinc oxide không nhé, (hai chất này ít kích ứng da và chống UV rất tốt). Zinc oxide an toàn hơn titanium dioxide.

Với sunblock, các chị không phải bận tâm nhiều đến việc thoa lại kem vì sunblock bảo vệ rất lâu. Càng ngày, sunblock càng chứng tỏ có nhiều ưu điểm hơn sunscreen. Nhược điểm nhỏ của sunblock là trông thấy rõ khi thoa lên da (sau này có một vài loại sunblock rất tiệp với màu da).

Sunscreen (chống nắng hóa học): hoạt động như màng lọc hóa học, hấp thu rất tốt tia UVB, nhưng thường chỉ lọc được một phần UVA.

Gần đây, một số chất mới được phát minh như octylcrylene và benzophenone đã cải thiện đáng kể khả năng lọc UVA, nhất là chất avobenzone (còn gọi là parsol 1789) có khả năng lọc hoàn toàn UVA. Tuy nhiên, các hóa chất trong sunscreen thường dễ gây kích ứng da, và trong một số nghiên cứu cho thấy một vài trường hợp ung thư vú và ung thư da là do sunscreen.

Ngoài ra khi dùng sunscreen các chị vẫn phải chịu khó bôi kem lại sau khoảng 2-3 giờ vì thời gian chống nắng của sunscreen khá thấp. Sunscreen có ưu điểm là tiệp với màu da.

Khi chọn sunscreen, hãy xem trong thành phần có chứa một trong các chất octylcrylene, benzophenone hoặc avobenzone không nhé.

Bí quyết chọn kem chống nắng phù hợp

Kem chống nắng cho da nhạy cảm:

Một trong những kỹ năng cần thiết đó là nên biết qua một số thành phần quan trọng trong mỹ phẩm. Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm thì thành phần bạn cần tránh xa đó là oxybenzone và PABA, tức là nên nói không với kem chống nắng hóa học. Thông thường các loại kem chống nắng vật lý thường rất ít khi chứa các thành phần gây kích ứng da, và đó sẽ là lựa chọn thích hợp dành cho bạn.

Kem chống nắng cho da khô:

Đối với da khô, việc chọn kem chống nắng có chứa chất dưỡng ẩm cho da là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, da khô dễ bị lão hóa và nhăn nheo sau khi phơi nắng nên dù bạn có sử dụng kem chống nắng chứa chất dưỡng da thì vẫn nên thoa thêm kem dưỡng trước khi dùng kem chống nắng.

Kem chống nắng cho da dầu (da nhờn):

Da dầu mà phải chịu lớp kem dày bám trên mặt thì sẽ nhớp nháp khó chịu vô cùng, chưa kể nếu lớp kem vốn có màu trắng hơn da, lúc bị hòa vào dầu rồi loang lổ không đều màu mới thật là thảm họa. Bạn nên chọn các loại kem chống nắng có chứa từ “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc "Oil Free" (không dầu) trên bao bì, hoặc các loại kem chống nắng dạng gel, nước hoặc dạng xịt để tránh gây bí da. Nếu bạn không có vấn đề về mụn hoặc da quá nhạy cảm thì kem chống nắng hóa học với kết cấu mỏng nhẹ và khả năng thấm hút nhanh là sự lựa chọn phù hợp với bạn.

Kem chống nắng cho da mụn:

Rất khó để chọn đúng được loại kem chống nắng thích hợp cho da mụn bởi loại da này luôn cần tránh tối đa sự viêm nhiễm và bít lỗ chân lông.

Bạn cần chọn kem chống nắng có viết trên nhãn là “Non-Comedogenic” (không gây bít lỗ chân lông), tránh xa khỏi các loại kem chứa chất dẫn xuất, mùi hương, oxybenzone, cồn và PABA (tức là kem chống nắng hóa học). Ngoài ra cũng không nên dùng những loại kem nhờn, bóng, dạng gel mà thay vào đó là kết cấu kem nhẹ và không chưa dầu

Với da mụn và dễ bị bít lỗ chân lông thì kem chống nắng vật lý (chứa zinc oxide và titanium oxide) là sự lựa chọn tốt hơn hẳn kem chống nắng hóa học.

Kem chống nắng khi đi bơi:

Khi tiếp xúc với nước thì hiển nhiên bạn phải cần những loại kem chống nắng chống nước rồi. Đó là những loại có đề “Water Resistant” hoặc “Water Proof” trên bao bì. Những loại này có thể chống được tối đa khoảng 40’ đến 1h và sau đó bạn cần thoa lại để đạt hiệu quả chống nắng tốt nhất.

-St-

Thương hiệu

  • Abbott
  • Agusha
  • BLACKMORES
  • Campina
  • Ehrmann
  • Firso
  • Frutonyanya
  • Heinz
  • Kabrita
  • MAMAKO'
  • Nanny Vitacare
  • Nestlé
  • Nutrilon
  • Rastishka
  • Tema
Content
SALE
zalo/viber: 0906 242 868
0243 6647 085
Chăm sóc khách hàng
zalo/viber: 0906 242 868
0906242868